Hotline tư vấn 24/7
0904 94 24 88
7 cách đơn giản chữa nhiệt miệng tại nhà cho trẻ
-

Cha mẹ thường rất lo lắng khi tình trạng trẻ bị nhiệt miệng, đặc biệt khi nó thường xuyên tái phát. Mặc dù không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nó ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt thường ngày của trẻ. Hãy cùng NHIETMIENG.VN tìm hiểu 7 cách đơn giản chữa nhiệt miệng tại nhà cho trẻ.

Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng ở trẻ

Nhiệt miệng là các vét loét màu đỏ, nông, nhỏ, hay xuất hiện tại các vùng mô mềm trong má, môi, lợi, đôi khi nó có màu trắng, hay vàng, và viền xung quanh là đỏ. Nhiệt miệng gây ra cảm giác đau và khó chịu cho trẻ và còn khiến trẻ thường khó khăn khi nuốt. Tình trạng trẻ bị nhiệt miệng có thể tự khỏi không cần điều trị, tuy nhiên nếu chúng ta áp dụng một số cách có thể giúp nhiệt miệng nhanh biến mất hơn.

Nhiệt miệng có thể đến từ những nguyên nhân như:

  • Chức năng miễn dịch ở trẻ bị suy giảm do căng thẳng, bệnh tật, ăn uống thiếu chất,… nên sức khỏe suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây ra nhiệt miệng.
  • Các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm chân răng hoặc chóp răng, viêm tủy,… có thể dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn gây ra nhiệt miệng.
  • Cọ xát làm tổn thương niêm mạc như cắn vào lưỡi, ngậm đồ sắc nhọn,…
  • Trẻ bị nhiệt miệng do thói quen ăn nhiều thức ăn chiên rán, nhiều chất béo hoặc đồ ăn có tính cay nóng, thiếu nước dẫn đến làm viêm loét niêm mạc miệng.
  • Trẻ bị nhiễm một số loại vi khuẩn và nấm, làm mất cân bằng sinh học trong cơ thể, dẫn đến nhiệt miệng.
  • Trẻ bị suy giảm chức năng gan, gan suy yếu hoặc bị tổn thương, dẫn đến không lọc được hết độc tố. Các độc tố này sẽ tích tụ lâu ngày ở niêm mạc miệng, gây nhiệt miệng. Ngoài ra, trẻ bị thiếu hụt sắt, vitamin C, kẽm và vitamin B12 có thể dẫn đến nhiệt miệng.

7 phương pháp chữa nhiệt miệng cho trẻ tại nhà

Để điều trị và phòng ngừa trẻ bị nhiệt miệng, các bậc phụ huynh có thể tham khảo những phương pháp chữa nhiệt miệng ở trẻ em tại nhà sau đây. Tuy nhiên hãy lưu ý: Những phương pháp này chỉ hiệu quả khi trẻ bị nhiệt miệng tương đối nhẹ. Vì thế hãy đưa trẻ đến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nếu tình trạng nhiệt miệng tái diễn nhiều lần.

1. Sử dụng mật ong

Mật ong là một chất kháng nấm và vi khuẩn có trong tự nhiên. Vì thế sử dụng mật ong bôi lên vết loét 1 – 2 lần mỗi ngày để vết loét nhanh lành hơn. Lưu ý, không sử dụng mật ong cho bé dưới 1 tuổi để tránh gây độc cho trẻ.

2. Sử dụng nước muối

Vì nước muối có tình diệt khuẩn, cha mẹ có thể sử dụng nước muối ấm loãng hoặc sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để vệ sinh răng miệng hằng ngày cho bé tới khi vết loét lành hẳn.

3. Sử dụng nước cốt củ cải

Củ cải vừa có tính chất giải nhiệt, vừa chứa hàm lượng vitamin A và C cao. Vì vậy, nước củ cải có thể làm giảm triệu chứng nhiệt miệng, đồng thời, tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp bệnh mau khỏi. Do đó, bố mẹ có thể cho bé uống nước cốt củ cải hoặc súc miệng bằng nước củ cải 3 lần/ ngày để cải thiện tình hình.

4. Sử dụng nước ép cà chua

Khi trẻ bị nhiệt miệng, bạn có thể cho bé uống nước ép cà chua từ 1 – 2 ly mỗi ngày để nhanh chóng cải thiện tình hình. Vì cà chua không chỉ giúp giải nhiệt hiệu quả mà còn cung cấp nhiều vitamin cần thiết và tăng đề kháng cho bé.

5. Sử dụng bột sắn dây

Bột sắn dây có tác dụng thanh nhiệt được khá nhiều người biết đến. Bạn có thể pha nước bột sắn dây cho bé uống để giảm cảm giác đau, rát trong miệng, đồng thời giúp khỏi bệnh nhanh hơn với 1 – 2 cốc mỗi ngày sau khi sử dụng từ 2 – 3 ngày.

6. Sử dụng nha đam

Trong nha đam có tính kháng khuẩn cao, làm dịu vết thương và giảm đau. Vì thế, bạn có thể lấy một đoạn nha đam rửa sạch, và tiến hành cạo bỏ phần vỏ xanh bên ngoài, lấy phần nhựa trắng bôi vào các nốt lở loét quanh miệng của trẻ. Thực hiện 2 lần mỗi ngày giúp con khỏi nhiệt miệng nhanh chóng.

7. Sử dụng nghệ

Nghệ cũng cũng có tính chất kháng khuẩn và kháng nấm từ thiên nhiên giống như mật ong, vì thế có thể sử dụng cho trẻ bị nhiệt miệng. Bạn có thể trộn mật ong với bột nghệ để tăng hiệu quả chữa lành vết thương.

Cách chăm sóc phòng ngừa nhiệt miệng ở trẻ

Để chữa lành tình trạng trẻ bị nhiệt miệng nhanh nhất, ngoài các phương pháp điều trị tại nhà, bạn nên chú ý đến những cách chăm sóc sau.

Nên và không nên ăn gì khi trẻ bị nhiệt miệng

Chế độ ăn uống cũng đóng góp quan trọng trong quá trình chữa lành vết thương ở trẻ bị nhiệt miệng. Vì thế, ba mẹ nên cho trẻ sử dụng những thực phẩm sau:

  • Các loại rau củ, trái cây: Tăng cường bổ sung cho trẻ các loại rau và trái cây có tính mát và hàm lượng vitamin A, C cao như cam, cà chua, cà rốt,… và các khoáng chất như sắt, kẽm. Những chất này sẽ ngăn ngừa được các tổn thương niêm mạc và các vùng da xung quanh.
  • Uống nhiều nước: Không đáp ứng đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng. Vì thế, các bé cần đáp ứng đủ 1,5 lít nước mỗi ngày.
  • Các loại thực phẩm giàu chất sắt: Sử dụng những thực phẩm giàu chất sắt như: thịt bò, súp lơ, trứng gà,… giúp tăng hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình làm lành vết thương.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý việc sử dụng các thực phẩm sau, tránh tình trạng trẻ bị nhiệt miệng tái phát:

Những thức ăn có tính nóng: Việc ăn thức ăn có nhiều gia vị, đặc biệt là chua, cay sẽ dẫn đến việc loét niêm mạc miệng.

  • Thực phẩm có lượng đường cao: Khi sử dụng loại thực phẩm này sẽ tăng nguy cơ sâu răng cho bé, tạo điều kiện để vi khuẩn răng miệng phát triển từ đó khiến vết thương bị nhiễm khuẩn, lâu lành. Việc ăn nhiều đồ ngọt cũng khiến cơ thể bị nóng cũng khiến vết thương nghiêm trọng hơn.
  • Đồ ăn có vị mặn: Trẻ em không nên ăn quá mặn vì nó không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân. Ngoài ra, đồ ăn mặn sẽ gây khó chịu, đau rát cho bé khi ăn uống.
  • Thực phẩm chiên rán: Những loại đồ ăn này rất háo nước nên sẽ gây tình trạng khô miệng, từ đó khiến nhiệt miệng lâu lành hơn.
  • Đồ ăn có vị chua: Trong loại thực phẩm này thường chứa nhiều acid citric làm cho vết thương bị viêm loét và lây lan rộng, hơn nữa nó còn làm tăng cảm giác đau rát của bé.

Chăm sóc vệ sinh răng miệng cho trẻ đang bị nhiệt miệng

Cha mẹ cũng nên để ý đến việc chăm sóc răng miệng cho trẻ thật tốt để kiểm soát được vi khuẩn răng miệng, từ đó vết thương không bị nhiễm khuẩn và mau lành hơn.

  • Chải răng thường xuyên, nhẹ nhàng, đúng cách.
  • Sử dụng nước súc miệng cho trẻ để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng.
  • Thay bàn chải đánh răng cho bé định kì, theo Trung tâm Kiểm Soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh: Bàn chải đánh răng nên thay mỗi 3 đến 4 tháng.
Sản phẩm hỗ trợ
Xem thêm ›
Nhiệt miệng Tametop dạng chai
Nhiệt miệng Tametop dạng chai
  • Tăng cường sức đề kháng, phục hổi nhanh tổn thương niêm mạc, hỗ trợ điều trị loét miệng, lưỡi, lợi do thiếu vitamin ở trẻ em.
  • Tăng sức bền thành mạch, đặc biệt là mao mạch, hỗ trợ điều trị chảy máu cam, chảy máu chân răng ở trẻ.
  • Cải thiện tình trạng chán ăn ở trẻ nhỏ và ngăn ngừa bệnh lý do thiếu vitamin.
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Nhiệt miệng Tametop dạng ống
Nhiệt miệng Tametop dạng ống
  • Tăng cường sức đề kháng, phục hồi nhanh tổn thương niêm mạc, hỗ trợ điều trị loét miệng, lưỡi, lợi, chán ăn.. do thiếu Vitamin ở trẻ em.
  • Tăng sức bền thành mạch, đặc biệt là mao mạch, hỗ trợ điều trị chảy máu cam, chảy máu chân răng ở trẻ em.
  • Rutin có tác dụng làm bền thành mạch, ngăn ngừa chảu máu do mao mạch bị vỡ và chảy máu chân răng, hạn chế chảy máu ở những vết viêm loét trong khoang miệng.
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Nhiệt miệng Tametop dạng viên
Nhiệt miệng Tametop dạng viên
  • Tăng cường sức đề kháng, phục hồi nhanh tổn thương niêm mạc, hỗ trợ điều trị loét miệng, lưỡi, lợi do thiếu Vitamin ở trẻ em và người lớn.
  • Tăng sức bền thành mạch, hỗ trợ điều trị chảy máu cam, chảy máu chân răng.
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Bài viết liên quan
Xem thêm ›
Tư vấn
Tư vấn
Top
Top