Cha mẹ thường rất lo lắng khi tình trạng trẻ bị nhiệt miệng, đặc biệt khi nó thường xuyên tái phát. Mặc dù không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nó ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt thường ngày của trẻ. Hãy cùng NHIETMIENG.VN tìm hiểu 7 cách đơn giản chữa nhiệt miệng tại nhà cho trẻ.
Nhiệt miệng là các vét loét màu đỏ, nông, nhỏ, hay xuất hiện tại các vùng mô mềm trong má, môi, lợi, đôi khi nó có màu trắng, hay vàng, và viền xung quanh là đỏ. Nhiệt miệng gây ra cảm giác đau và khó chịu cho trẻ và còn khiến trẻ thường khó khăn khi nuốt. Tình trạng trẻ bị nhiệt miệng có thể tự khỏi không cần điều trị, tuy nhiên nếu chúng ta áp dụng một số cách có thể giúp nhiệt miệng nhanh biến mất hơn.
Nhiệt miệng có thể đến từ những nguyên nhân như:
Để điều trị và phòng ngừa trẻ bị nhiệt miệng, các bậc phụ huynh có thể tham khảo những phương pháp chữa nhiệt miệng ở trẻ em tại nhà sau đây. Tuy nhiên hãy lưu ý: Những phương pháp này chỉ hiệu quả khi trẻ bị nhiệt miệng tương đối nhẹ. Vì thế hãy đưa trẻ đến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nếu tình trạng nhiệt miệng tái diễn nhiều lần.
Mật ong là một chất kháng nấm và vi khuẩn có trong tự nhiên. Vì thế sử dụng mật ong bôi lên vết loét 1 – 2 lần mỗi ngày để vết loét nhanh lành hơn. Lưu ý, không sử dụng mật ong cho bé dưới 1 tuổi để tránh gây độc cho trẻ.
Vì nước muối có tình diệt khuẩn, cha mẹ có thể sử dụng nước muối ấm loãng hoặc sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để vệ sinh răng miệng hằng ngày cho bé tới khi vết loét lành hẳn.
Củ cải vừa có tính chất giải nhiệt, vừa chứa hàm lượng vitamin A và C cao. Vì vậy, nước củ cải có thể làm giảm triệu chứng nhiệt miệng, đồng thời, tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp bệnh mau khỏi. Do đó, bố mẹ có thể cho bé uống nước cốt củ cải hoặc súc miệng bằng nước củ cải 3 lần/ ngày để cải thiện tình hình.
Khi trẻ bị nhiệt miệng, bạn có thể cho bé uống nước ép cà chua từ 1 – 2 ly mỗi ngày để nhanh chóng cải thiện tình hình. Vì cà chua không chỉ giúp giải nhiệt hiệu quả mà còn cung cấp nhiều vitamin cần thiết và tăng đề kháng cho bé.
Bột sắn dây có tác dụng thanh nhiệt được khá nhiều người biết đến. Bạn có thể pha nước bột sắn dây cho bé uống để giảm cảm giác đau, rát trong miệng, đồng thời giúp khỏi bệnh nhanh hơn với 1 – 2 cốc mỗi ngày sau khi sử dụng từ 2 – 3 ngày.
Trong nha đam có tính kháng khuẩn cao, làm dịu vết thương và giảm đau. Vì thế, bạn có thể lấy một đoạn nha đam rửa sạch, và tiến hành cạo bỏ phần vỏ xanh bên ngoài, lấy phần nhựa trắng bôi vào các nốt lở loét quanh miệng của trẻ. Thực hiện 2 lần mỗi ngày giúp con khỏi nhiệt miệng nhanh chóng.
Nghệ cũng cũng có tính chất kháng khuẩn và kháng nấm từ thiên nhiên giống như mật ong, vì thế có thể sử dụng cho trẻ bị nhiệt miệng. Bạn có thể trộn mật ong với bột nghệ để tăng hiệu quả chữa lành vết thương.
Để chữa lành tình trạng trẻ bị nhiệt miệng nhanh nhất, ngoài các phương pháp điều trị tại nhà, bạn nên chú ý đến những cách chăm sóc sau.
Chế độ ăn uống cũng đóng góp quan trọng trong quá trình chữa lành vết thương ở trẻ bị nhiệt miệng. Vì thế, ba mẹ nên cho trẻ sử dụng những thực phẩm sau:
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý việc sử dụng các thực phẩm sau, tránh tình trạng trẻ bị nhiệt miệng tái phát:
Những thức ăn có tính nóng: Việc ăn thức ăn có nhiều gia vị, đặc biệt là chua, cay sẽ dẫn đến việc loét niêm mạc miệng.
Cha mẹ cũng nên để ý đến việc chăm sóc răng miệng cho trẻ thật tốt để kiểm soát được vi khuẩn răng miệng, từ đó vết thương không bị nhiễm khuẩn và mau lành hơn.