Nhiệt miệng ở người lớn gây đau đớn, khó ăn uống và khó nói, ảnh hưởng đến giao tiếp. Có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản giúp giảm nhanh tình trạng nhiệt miệng.
Nhiệt miệng đặc trưng với một hoặc nhiều vết loét có thể nằm quanh vùng niêm mạc tiếp xúc với nướu răng hoặc trên bề mặt lưỡi, cuống lưỡi. Vết loét nhiệt miệng thường có bờ màu đỏ, chính giữa có màu vàng hoặc trắng, kích thước nhỏ từ khoảng 3 – 5 mm.
Tình trạng nhiệt miệng không chỉ gặp ở người lớn mà còn có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi bao gồm cả trẻ em.
Các vết nhiệt miệng có thể xuất hiện song song với các vết loét nhiệt ở các vị trí khác trong khoang miệng. Nhưng thông thường, vết loét tại lưỡi gây đau đớn hơn do lưỡi thường xuyên phải tiếp tiếp xúc với đồ ăn, thức uống, đặc biệt khi tiếp xúc với các đồ ăn cay, mặn, chua.
Thường xuyên ăn các thức ăn cay nóng
Các loại thức ăn cay nóng gồm những thực phẩm có tính nóng hoặc được chế biến với nhiều loại gia vị như tiêu, ớt có thể gây ra tình trạng nhiệt miệng, nhiệt miệng.
Uống nhiều cà phê và các chất kích thích
Uống quá nhiều cà phê, rượu bia và các loại đồ uống có ga cũng gây ra hậu quả tương tự như các loại thực phẩm cay nóng. Hệ quả gây ra vết loét nhiệt trong khoang miệng.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Vệ sinh răng miệng kém khiến các vi khuẩn, vi nấm phát triển quá mức có thể gây nhiệt miệng và làm chậm quá trình hồi phục các vết loét. Vệ sinh vùng lưỡi thường dễ bị bỏ qua trong quá trình vệ sinh răng miệng và có thể tạo môi trường sống cho các vi sinh vật gây hại.
Bên cạnh đó, chải răng quá mạnh, sử dụng các loại kem đánh răng, nước súc miệng chứa thành phần gây kích ứng cũng làm tăng nguy cơ gây nhiệt miệng và viêm loét miệng
Thiếu hụt vitamin, khoáng chất
Thiếu vitamin nhóm B, điển hình là B12, thiếu vitamin C và các vi chất như kẽm, magie cũng là nguyên nhân thường gặp gây nhiệt miệng.
Các nguyên nhân khác
Bên cạnh các nguyên nhân phổ biến được nêu trên, dị ứng thực phẩm kích thích các phản ứng viêm trong cơ thể. Vì vậy, ở những người có cơ địa dị ứng cũng có thể bị nổi các vết loét nhiệt miệng hoặc các vị trí khác trong khoang miệng sau khi ăn các đồ ăn gây dị ứng.
Rối loạn nội tiết, căng thẳng stress, thức khuya hoặc gia tăng hormone như progesterone trong thai kỳ khiến thân nhiệt tăng cao gây hiện tượng nóng trong làm tăng nguy cơ và tần suất gây nhiệt miệng.
Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch cũng có thể là nguyên nhân gây viêm loét miệng lưỡi
Nhiệt miệng khá phổ biến, thường có thể tự hết, không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng gây ra cảm giác vô cùng khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến ăn uống sinh hoạt. Để giảm sự khó chịu do nhiệt miệng gây ra, bạn có thể tham khảo một vài cách dưới đây.
1. Tránh đồ ăn cay nóng và các chất kích thích
Ăn đồ ăn cay nóng không những khiến tình trạng nhiệt miệng lâu khỏi mà còn trực tiếp làm tăng triệu chứng và cảm giác đau đớn. Chính vì vậy, khi bị nhiệt miệng, bạn cần tránh ăn các loại thực phẩm có vị chua, cay, quá mặn, các đồ uống chứa cồn, chất kích thích khác để vết loét hồi phục nhanh hơn.
Thay vào đó, nên lựa chọn ăn các thức ăn mềm, dễ nhai để hạn chế va chạm vào vết loét.
2. Dùng bột sắn dây
Trong y học cổ truyền, sắn dây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan. Sắn dây được sử dụng điều trị các trứng mụn nhọt, lở loét. Bạn có thể pha sắn dây với nước nóng độ đậm đặc theo sở thích cá nhân để uống hàng ngày giúp giảm nhiệt miệng.
3. Bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết
Bổ sung vitamin C, vitamin nhóm B, các khoáng chất như kẽm, magie là biện pháp hiệu quả để nhanh chóng giảm tình trạng nhiệt miệng.
Bạn có thể bổ sung các vitamin và khoáng chất này thông qua các thực phẩm tự nhiên. Các loại rau củ quả như ổi, cam, chuối, cà chua rất giàu vitamin C, vitamin nhóm B và cả các vi chất.
Bên cạnh việc bổ sung vitamin và khoáng chất qua thực phẩm, bạn có thể sử dụng các viên uống bổ sung.
4. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Chải răng tối thiểu 2 lần vào buổi sáng và trước khi đi ngủ bằng bàn chải có lông mềm. Lưu ý vệ sinh lưỡi sạch sẽ, có thể sử dụng dụng cụ cạo lưỡi một cách nhẹ nhàng ở các vùng không tổn thương để tránh tích tụ vi khuẩn. Thay đổi các loại kem đánh răng, nước súc miệng nếu nhận thấy các sản phẩm đang sử dụng gây kích ứng hoặc nghi ngờ có thể là nguyên nhân gây nhiệt miệng.
5. Súc miệng bằng nước muối
Nước muối giúp sát khuẩn, giảm cặn thức ăn và mảng bám. Việc rửa trôi vi khuẩn có thể giúp vết loét nhanh lành hơn.
Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý mua sẵn hoặc tự pha, súc miệng bằng nước muối tối thiểu 2 – 3 lần/ngày.
6. Sử dụng thuốc bôi, kem bôi trị nhiệt miệng
Bên cạnh các biện pháp không dùng thuốc, sử dụng các loại thuốc trị nhiệt miệng, viêm loét miệng sẽ giúp nhanh chóng giải quyết vấn đề gây khó chịu này.
Các thuốc trị nhiệt miệng có thể là các thuốc tây có nguồn gốc hóa dược hoặc các sản phẩm có nguồn gốc dược liệu.
Thuốc tây thông thường có thành phần là corticoid hoặc thuốc gây tê giảm đau điển hình như triamcinolone, lidocaine. Các thuốc này có đặc điểm là tác dụng khá nhanh nhưng có thể gây ra các phản ứng phụ đặc biệt là các corticoid có thể gây nhờn thuốc, các tác dụng phụ toàn thân và khiến tình trạng nhiệt miệng ở người lớn thường xuyên tái phát.
Khi sử dụng các dạng thuốc bôi, kem bôi bạn cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và tránh tác động mạnh đến vùng tổn thương. Đôi khi việc bôi thuốc cũng tạo cảm giác khó chịu trong khi bôi và sau khi bôi.
7. Sử dụng xịt răng miệng thảo dược
Để tránh những khó chịu của việc bôi thuốc, bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm xịt răng miệng thảo dược để hỗ trợ điều trị.
Các sản phẩm có nguồn gốc từ các loại dược liệu trong thiên nhiên vừa có tác dụng hỗ trợ giảm đau, vừa hỗ trợ làm giảm sưng tấy, đau rát miệng do viêm loét miệng. Đặc biệt, sản phẩm dạng xịt giúp dễ dàng đưa dung dịch đến vị trí cần tác động, đảm bảo vệ sinh và tránh gây tổn thương vết loét.