Hỏi:
Chào bác sĩ! Bệnh nhiệt miệng ở người lớn điều trị như thế nào ạ? Tôi rất hay gặp phải nhiệt miệng, có cách nào để điều trị dứt điểm không? Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn bác sĩ!
Trả lời:
Nhiệt miệng hay còn có một số tên gọi khác là lở miệng, loét miệng, loét áp-tơ, nổi đẹn. Đây là bệnh lý rất phổ biến hầu như ai cũng từng mắc phải không phân biệt độ tuổi hay giới tính.
Vết lở loét nhiệt miệng thường xuất hiện ở nhiều vị trí mô mềm trong khoang miệng như: lưỡi, mặt trong của má, trên nướu, môi.
Dấu hiệu ban đầu thường là những đốm nhỏ có màu trắng, vàng nhạt hình tròn hoặc bầu dục. Viền xung quanh vết loét thường sưng, tấy đỏ gây cảm giác đau rát, khó chịu mỗi khi ăn uống, giao tiếp và sinh hoạt.
Trong nhiều trường hợp nhiệt miệng không được chăm sóc đúng cách sẽ phát triển nặng gây viêm nhiễm cấp. Khi đó cảm giác đau rát sẽ dữ dội hơn kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu khác như sưng hạch bạch huyết, nóng sốt, đau đầu.
Nhiệt miệng là căn bệnh tự phát và sẽ tự lành lại sau 7 – 10 ngày. Những trường hợp đã trên 2 tuần nhưng viêm loét vẫn không thuyên giảm và gây sốt cao, phát ban, tiêu chảy. Lúc này cần đến gặp bác sĩ để được khám chữa hiệu quả kịp thời.
Theo các quan niệm dân gian, nhiệt miệng là do bị nóng trong người hoặc dùng nhiều thực phẩm có tính nóng sinh nhiệt. Ngoài ra, nhiệt miệng còn do các nguyên nhân như sau:
Thường bệnh nhiệt miệng sẽ không kéo dài, nhưng nếu bạn thường xuyên mắc phải bệnh nhiệt miệng thì bạn cần chú ý thăm khám sớm, bởi đây có thể là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm khác đang tồn tại bên trong cơ thể như ung thư lưỡi tiến triển âm thầm.
Việc tìm hiểu các nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng từ sớm sẽ giúp bạn có hướng điều trị cho phù hợp hơn, phòng ngừa được các biến chứng khác xảy ra.
Thường nhiệt miệng mới chớm, vốn không cần điều trị bằng thuốc mà nên áp dụng các biện pháp chữa nhiệt miệng dân gian như: nước muối loãng, chè tươi, rau ngót, mật ong… tại nhà đều có thể thanh lọc, thải độc cho cơ thể.
Bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết như Vitamin C, vitamin B,…Nhưng nếu vết loét viêm rộng có thể dùng các loại thuốc bôi tại chỗ để giảm đau, kháng viêm với Corticosteroid giảm đau tức thì. Tuy nhiên, có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Tạo cho mình một thói quen sinh hoạt, vệ sinh răng miệng lành mạnh để hạn chế diễn biến của nhiệt miệng như sau:
Bệnh nhiệt miệng ở người lớn là vấn đề thường gặp, bệnh có thể tự khỏi mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, những khó chịu mà bệnh mang lại thường làm cho cuộc sống không trọn vẹn.
Vì thế, việc tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị bệnh nhiệt miệng ở người lớn sẽ giúp có được phương pháp điều trị bệnh phù hợp hơn.
Cách phòng ngừa nhiệt miệng tốt nhất đó chính là hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Theo đó bạn nên thực hiện tốt các vấn đề sau đây:
Hi vọng những thông tin trên, đã giúp cho bạn Quốc Đại hiểu rõ hơn về vấn đề bạn đang gặp phải. Bạn cũng có thể tham khảo thêm các loại nước nên uống khi bị nhiệt miệng để giúp cơ thể được thanh lọc từ đó nhiệt miệng cũng nhanh khỏi hơn.