Loét canker ở miệng hay còn gọi là nhiệt miệng là bệnh hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Loét canker là vết loét hở, có hình tròn, màu trắng hoặc vàng, bao quanh bởi một quầng đỏ. Vị trí các vết loét thường mặt trong môi, má, trên lưỡi, nướu và vòm miệng. Các vết loét có thể tập trung thành từng cụm hoặc nằm riêng lẻ.
Cho đến nay, nguyên nhân gây loét canker ở miệng của trẻ vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các yếu tố sau được cho là khởi phát bệnh:
Cần phân biệt loét canker ở miệng của trẻ và mụn rộp.
Loét canker: Vết loét ở miệng không lây và xuất hiện ở các mô mềm của miệng.
Mụn rộp ở môi: Mụn rộp rất dễ lây lan (do virus herpes simplex gây ra) và thường xuất hiện ở bên ngoài môi.
Loét canker không nghiêm trọng và không gây ra nguy hiểm, ngoại trừ những khó chịu trong ăn uống hoặc vô tình chạm vào chúng. Các vết loét sẽ dần dần tự lành sau khoảng 7 – 10 ngày, nhưng cũng có thể lâu hơn. Sau 3 – 4 ngày, cơn đau do vết loét gây ra thường giảm.
Trong khi chờ loét canker ở miệng của trẻ tự khỏi, cha mẹ có thể làm các cách sau để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn:
Nếu không chắc chắn trẻ bị loét canker hay bệnh khác, hoặc vết loét kéo dài trong nhiều tuần, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
Khi gặp bác sĩ, cha mẹ cần thông báo các triệu chứng khác nếu có cho bác sĩ như sốt, phát ban, sưng hạch bạch huyết hoặc sốt, hoặc trẻ không thể uống được do vết loét gây khó chịu. Nếu trẻ thường xuyên bị lở miệng, cha mẹ cũng cần thông báo cho bác sĩ tình trạng này.
Cần phân biệt loét canker ở miệng của trẻ với mụn rộp. Ngoài loét ở miệng, nếu trẻ kèm theo các biểu hiện khác như sốt, phát ban, sưng hạch bạch huyết, cha mẹ nên đưa trẻ thăm khám bác sĩ sớm.