9 tháng 10 ngày là khoảng thời gian cơ thể mẹ phải trải qua nhiều sự thay đổi khác nhau vì sự xuất hiện của con, một vị “khách” đáng yêu đang lớn dần trong bụng mẹ.
Cũng trong giai đoạn này, sự xuất hiện của những vết loét, nứt nẻ khó ưa trong miệng góp phần làm tăng thêm cảm giác mệt mỏi, đau nhức thường xuyên, ăn uống cũng không còn ngon và điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến con yêu.
Mẹ ơi, khoan hãy lo lắng vì trên thực tế, chứng nhiệt miệng hay loét miệng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong giai đoạn mang thai. Và cũng may mắn là tình trạng này chưa hẳn là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nhưng nó có thể gây khó chịu trong một thời gian dài nếu như không có cách điều trị thích hợp.
Nguyên nhân gây nhiệt miệng khi mang thai:
Bất ngờ nhất là chứng nhiệt miệng tưởng bình thường hóa ra lại có đến 3 dạng viêm nhiễm khác nhau:
Đây là loại viêm miệng phổ biến nhất khi mang thai. Loét miệng nhỏ có đường kính khoảng 2-9 mm, xuất hiện ở niêm mạc miệng, nướu và lưỡi. Đối với phụ nữ mang thai, loét miệng hoặc loét nướu thường kéo dài lên đến 10 ngày.
Đây là dạng viêm miệng ít phổ biến hơn. Loét miệng nghiêm trọng thường có đường kính khoảng 10 mm và đôi khi mất từ vài tuần hoặc vài tháng để chữa lành. Chúng rất dễ nhìn thấy trên bề mặt của lưỡi, nướu, niêm mạc miệng và thậm trong cổ họng. Những vết loét này có thể để lại sẹo và gây đau đớn.
Loại loét miệng này do virus HSV (hay còn gọi là Herpes) gây ra, có đường kính rất nhỏ, khoảng 1 mm. Chúng thường xuất hiện ở nhiều nơi với số lượng hàng chục vết loét. Phải mất 2 đến 3 tuần để chữa lành và đôi khi còn để lại sẹo.
Thông thường, dấu hiệu chung của chứng nhiệt miệng là vết thương xuất hiện bên trong miệng. Ngoài ra, mẹ cũng có thể nhận diện một số triệu chứng khác như:
Mẹ bầu bị nhiệt miệng không ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé trong bụng nhưng mẹ cũng cần lưu ý, bất kỳ vết lở nào kéo dài hơn 2 tuần mà chưa lành cần phải được bác sĩ chẩn đoán và điều trị để tránh tình trạng nhiễm khuẩn nặng nề hơn hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.