Hotline tư vấn 24/7
0904 94 24 88
Nhiệt miệng ở trẻ em và những điều bố mẹ nên biết
-

Bệnh nhiệt miệng ở trẻ em thường rất hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 10 tuổi. Nhưng nếu bị mắc phải thì bệnh có thể gây khó chịu cho trẻ khiến ba mẹ rất lo lắng. Dưới đây là một số thông tin về bệnh nhiệt miệng ở bé mà phụ huynh có thể tìm hiểu để giải tỏa bớt lo lắng và có cách chăm sóc phù hợp giúp vùng lở của con mau lành.

  1. Bệnh nhiệt miệng ở trẻ em là gì?

Bệnh nhiệt miệng ở trẻ em còn được gọi là loét canker rất hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Vùng lở có hình tròn, màu vàng hoặc trắng, vết loét hở và được bao quanh một quầng màu đỏ. Các vết lở thường tập trung thành cụm hoặc nằm riêng lẻ ở các vị trí như má, môi, lưỡi, vòm miệng hay nướu của trẻ nhỏ.

  1. Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ em

Về nguyên nhân chủ yếu gây nhiệt miệng ở trẻ nhỏ thì vẫn chưa được xác định cụ thể, nhưng có một vài yếu tố được xem là nguồn khởi bệnh như sau:

  • Yếu tố di truyền: trong gia đình đã có người bị nhiệt miệng.
  • Trẻ nhỏ thường xuyên bị căng thẳng cũng có thể dẫn đến sự xuất hiện của các vết lở.
  • Chấn thương: trẻ vô tình cắn vào trúng hai bên má hay lưỡi hoặc do những thủ thuật y khoa gây tổn thương ở miệng.
  • Ngoài ra, có một vài nguyên nhân không thường gặp khác cũng có thể gây bệnh nhiệt miệng ở trẻ em như: dị ứng với thực phẩm, chế độ ăn hằng ngày không đủ dinh dưỡng và thiếu chất (sắt; kẽm; axit folic; vitamin B12,…), nhiễm virus.
  1. Triệu chứng của bệnh nhiệt miệng

Những dấu hiệu của bệnh nhiệt miệng có đặc điểm sau:

  • Xuất hiện một hoặc nhiều vết loét hở ở môi, má, lưỡi hay nướu.
  • Sưng đỏ và gây đau ở vùng loét.
  • Khó khăn trong việc ăn uống, vệ sinh răng miệng hằng ngày.
  • Khi ăn thực phẩm mặn, chua hoặc cay có thể gây khó chịu.
  • Trẻ không chịu ăn, thường xuyên quấy khóc và có thể bị sốt nhẹ
  1. Phân biệt loét miệng với các bệnh khác

Bệnh nhiệt miệng ở trẻ em và mụn rộp có những triệu chứng khá giống nhau, nên cần phân biệt được chúng để có bước điều trị đúng cách:

Loét miệng: vết nhiệt miệng xuất hiện nhiều nhất là ở các mô mềm của miệng và không lây lan.

Mụn rộp: thường xuất hiện ở bên viền môi, nguyên nhân chủ yếu là do virus herpes simplex gây ra nên rất dễ lây lan.

  1. Cách điều trị nhiệt miệng ở trẻ em

Bệnh nhiệt miệng ở trẻ em không quá nguy hiểm và có thể tự lành sau từ 7 đến 10 ngày hoặc có thể lâu hơn tùy vào cơ địa từng bé, sau 3 đến 4 ngày thì cơn đau ở vùng lỡ sẽ giảm.

nhiệt miệng không nghiêm trọng nhưng ít nhiều vẫn gây khó chịu cho trẻ trong ăn uống hay khi vô tình đụng vào. Cho nên trong thời gian chờ vết lở lành, ba mẹ có thể thực hiện các cách sau đây để giúp bé dễ chịu hơn:

  • Chườm đá vùng bị đau.
  • Cho con ăn thức ăn lạnh để làm dịu cơn đau ở vùng loét.
  • Hạn chế cho bé ăn những thực phẩm cay nóng và những loại trái cây có vị chua ( như cam; bưởi) có thể gây kích thích chỗ lở.
  • Thoa nhẹ nhàng kem hay gel mọc răng ở nơi bị tổn thương để giảm đau cho trẻ.

Để điều trị bệnh nhiệt miệng ở trẻ tại nhà, ba mẹ cũng có thể dùng tampon tẩm hydrogen peroxide và nước để chấm nhẹ lên vết lở. Sau đó, sử dụng tampon chấm tiếp lên chỗ lỡ một ít sữa magie. Thực hiện công đoạn này từ 3 đến 4 ngày giúp vết loét giảm sưng và nhanh lành hơn.

Nếu bệnh nhiệt miệng gây khó chịu cho trẻ, có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để hỏi về việc có thể cho trẻ uống những loại thuốc giảm đau liều nhẹ không cần kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen hay không.

Bố mẹ lưu ý không tự ý cho trẻ dùng thuốc aspirin, vì có thể gây ra hội chứng Reye ở trẻ bị bệnh do virus, đây là một bệnh hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm.

  1. Khi nào thì cần đem trẻ đi khám bác sĩ?

Trong trường hợp không chắc chắn được là trẻ đang bị nhiệt miệng hay những bệnh khác, hoặc khi tình trạng loét diễn ra trong thời gian dài và không thể lành, thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Khi đến gặp bác sĩ, ba mẹ cần thông báo rõ ràng những triệu chứng mà trẻ gặp phải như phát ban, sốt, sưng hạch bạch huyết, hoặc trẻ thường xuyên bị nhiệt miệng gây khó chịu cũng nên liệt kê cho bác sĩ biết tình trạng này.

  1. Cách phòng ngừa nhiệt miệng

Theo dõi và lưu ý những yếu tố gây ra bệnh nhiệt miệng ở trẻ em. Hạn chế cho trẻ dùng những phẩm có thể gây kích ứng như: khoai tây, bánh quy, các loại hạt, một số loại gia vị, đồ ăn quá mặn và những loại trái cây có tính axit cao ( cam, bưởi và dứa). Tránh những thực phẩm trẻ bị nhạy cảm và dị ứng.

Cho trẻ ăn nhiều trái cây, ngũ cốc và rau, thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học ngăn ngừa việc bé bị thiếu chất.

Tập cho trẻ thói quen thường xuyên vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn để tránh thức ăn tồn động gây kích thích. Lựa chọn bàn chải đánh răng mềm hạn chế tình trạng gây tổn thương cho trẻ, không sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng chứa lauryl sulfate.

Khám nha khi trẻ có những vùng răng sắc nhọn và bảo vệ răng miệng cho trẻ bằng cách không để trẻ đưa các vật sắc nhọn vào miệng.

Quan tâm đến cảm xúc giúp trẻ giảm bớt căng thẳng, một vài trường hợp loét miệng có thể là do trẻ bị căng thẳng quá nhiều.

Trên thực tế, bệnh nhiệt miệng ở trẻ em có thể gây khó chịu nhưng không quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách. Hy vọng bài viết trên đã cho ba mẹ có cái nhìn tổng quát hơn về tình trạng nhiệt miệng ở trẻ cũng như những cách phòng tránh căn bệnh này.

Sản phẩm hỗ trợ
Xem thêm ›
Nhiệt miệng Tametop dạng chai
Nhiệt miệng Tametop dạng chai
  • Tăng cường sức đề kháng, phục hổi nhanh tổn thương niêm mạc, hỗ trợ điều trị loét miệng, lưỡi, lợi do thiếu vitamin ở trẻ em.
  • Tăng sức bền thành mạch, đặc biệt là mao mạch, hỗ trợ điều trị chảy máu cam, chảy máu chân răng ở trẻ.
  • Cải thiện tình trạng chán ăn ở trẻ nhỏ và ngăn ngừa bệnh lý do thiếu vitamin.
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Nhiệt miệng Tametop dạng ống
Nhiệt miệng Tametop dạng ống
  • Tăng cường sức đề kháng, phục hồi nhanh tổn thương niêm mạc, hỗ trợ điều trị loét miệng, lưỡi, lợi, chán ăn.. do thiếu Vitamin ở trẻ em.
  • Tăng sức bền thành mạch, đặc biệt là mao mạch, hỗ trợ điều trị chảy máu cam, chảy máu chân răng ở trẻ em.
  • Rutin có tác dụng làm bền thành mạch, ngăn ngừa chảu máu do mao mạch bị vỡ và chảy máu chân răng, hạn chế chảy máu ở những vết viêm loét trong khoang miệng.
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Nhiệt miệng Tametop dạng viên
Nhiệt miệng Tametop dạng viên
  • Tăng cường sức đề kháng, phục hồi nhanh tổn thương niêm mạc, hỗ trợ điều trị loét miệng, lưỡi, lợi do thiếu Vitamin ở trẻ em và người lớn.
  • Tăng sức bền thành mạch, hỗ trợ điều trị chảy máu cam, chảy máu chân răng.
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Bài viết liên quan
Xem thêm ›
Tư vấn
Tư vấn
Top
Top