Bị nhiệt miệng là tình trạng gây ra những vết loét, sưng đỏ trong miệng, gây đau và khó chịu mà nhiều người thường gặp phải. Vậy làm thế nào để khắc phục nó? Trong bài viết này, NHIETMIENG.VN sẽ giúp bạn giải quyết được tình trạng nhiệt miệng đơn giản tại nhà.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nhiệt miệng và việc tái phát thường xuyên của các vết loét miệng thường có nhiều lý do khác nhau đối với từng người. Dưới đây là một số nguyên nhân bị nhiệt miệng phổ biến:
Để giảm tình trạng bị nhiệt miệng xảy ra thường xuyên, gây đau và khó chịu, bạn có thể tham khảo các biện pháp đơn giản và hiệu quả sau đây.
Bị nhiệt miệng dùng nước muối
Nước muối là cách đơn giản nhất để trị bệnh nhiệt miệng hiệu quả vì nó có tính sát khuẩn, làm sạch miệng, giúp giảm viêm. Bạn có thể dùng nước muối được bán tại các hiệu thuốc tây hoặc tự pha tại nhà theo công thức sau:
Dùng baking soda để trị nhiệt miệng
Baking soda có khả năng ổn định độ pH trong miệng, hỗ trợ quá trình lành các vết loét miệng nhanh chóng. Để pha nước baking soda súc miệng, bạn thực hiện theo các bước sau:
Sử dụng mật ong
Sử dụng mật ong đắp lên vết loét miệng sẽ giảm sưng đau, bạn có thể bôi trực tiếp mật ong lên vết thương trong miệng mỗi ngày 4 lần. Hoặc pha trà nóng, thêm vào chút mật ong để uống hàng ngày.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng mật ong kết hợp với nguyên liệu từ bột nghệ bằng cách hòa mật ong với bột nghệ thành hỗn hợp, rồi đắp lên vết bị nhiệt miệng, mỗi ngày đắp 2-3 lần.
Bị nhiệt miệng dùng sữa chua
Sữa chua có tác dụng lợi khuẩn có thể giúp điều trị tình trạng bị nhiệt miệng hiệu quả. Mỗi ngày bạn nên bổ sung 1 hộp sữa chua để các vết loét trong khoang miệng biến mất nhanh chóng.
Trị nhiệt miệng bằng nước súc miệng
Nước súc miệng chứa chlorhexidine hoặc NaCl 0.9% giúp làm lành vết loét và ngăn ngừa viêm nhiễm do các vi khuẩn. Cách sử dụng nước súc miệng như sau:
Trà hoa cúc
Chữa nhiệt miệng bằng cách dùng túi trà hoa cúc đắp lên vết thương trong vài phút. Hoặc bạn có thể pha trà hoa cúc dùng súc miệng 3 – 4 lần mỗi ngày cho đến khi khỏi hẳn.
Bị nhiệt miệng nên dùng dầu dừa
Khi bị nhiệt miệng bạn dùng lượng dầu dừa nguyên chất vừa đủ, bôi lên vết loét miệng mỗi ngày vài lần. Sau khi bôi tránh tiết nhiều nước bọt để dầu dừa có thời gian thấm vào vết thương.
Để điều trị tình trạng bị nhiệt miệng, bạn có thể áp dụng theo các bài thuốc sau:
Sử dụng rau diếp cá
Cách thực hiện:
Sử dụng rau ngót
Cách thực hiện
Ngoài ra bạn có thể sử dụng một số bài thuốc chữa tình trạng bị nhiệt miệng:
Lá xuyên tâm liên đem sắc đặc, vừa súc miệng vừa ngậm, thực hiện 3 – 4 lần/ngày.
Chuẩn bị 20g hoàng liên, sắc với 100ml, dùng ngậm 3 – 4 lần/ngày;
Chuẩn bị 50g mật ong và 15g đại thanh diệp, đem sắc, lấy nước ngậm nhiều lần trong ngày.
Bài viết trên đã cung cấp thông tin bổ ích về các nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bị nhiệt miệng mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà. Để ngăn chặn sự xuất hiện của lở loét miệng, bạn nên duy trì thói quen vệ sinh sạch sẽ răng miệng và kết hợp chế độ ăn uống cũng như duy trì lối sống lành mạnh.